Hướng dẫn các phương pháp điện cực hàn điểm
Điện cực hàn điểm là phương pháp sử dụng các mối hàn lên từng điểm. Đây là phương pháp hàn thường được ứng dụng với các vật liệu có bề mặt rộng và chiều dày lên đến 0.125 inch. Có thể ứng dụng điện cực hàn điểm với những loại vật liệu khác nhau, thường dùng nhất trong công nghiệp ô tô với những ưu điểm nhất định. Cùng tìm hiểu về phương pháp điện cực hàn điểm trong bài viết sau.
Điện cực hàn điểm là phương pháp hàn sử dụng để liên kết các vật liệu với nhau thông qua lượng nhiệt từ mối hàn sinh ra do điện trở của dòng điện tác động lên vật liệu hàn. Ưu điểm của phương pháp hàn này thường được ứng dụng trong công nghiệp ô tô như:
- Thực hiện với tốc độ nhanh
- Có thể tự động hóa để đưa vào các dây chuyền sản xuất có năng suất cao
- Chi phí lao động thấp hơn, không đòi hỏi kỹ thuật cao
- Các mối hàn kín có chất lượng tốt
- Những chi tiết mỏng cũng có thể ứng dụng điện cực hàn điểm
- Có thể làm nguội nhanh vùng mối hàn bằng phương pháp truyền nhiệt nhanh
- Ít xảy ra tình trạng biến dạng vật liệu hàn hơn các phương pháp khác
- Độ dẫn điện cao
Điện cực hàn điểm có nhiều ưu điểm hơn các loại hàn khác
Những ứng dụng của điện cực hàn điểm rất đa dạng trong công nghiệp, với nhiều ngành nghề khác nhau. Phương pháp này giúp liên kết được 2 vật liệu kim loại với nhau ở những vị trí phức tạp mà các phương pháp hàn khác không thể thực hiện được và vẫn cho độ chuẩn xác và các mối hàn đẹp mắt.
Có thể thấy điện cực hàn điểm được ứng dụng nhiều nhất trong chế tạo ô tô, sản xuất và sửa chữa các loại xe hơi từ thân xe, vỏ xe bị lõm hay các thân xe biến dạng do tai nạn cần phục hồi nguyên trạng. Các mối hàn điểm trên xe cho độ chắc chắn tốt hơn.. Ngoài ra còn ứng dụng trong các công trình công cộng như hàn đinh vít, bu lông hay những sản phẩm thép không gỉ, kim loại màu…
Ứng dụng của điện cực hàn điểm trong sửa chữa ô tô
Điện cực hàn bấm là gì? Nó được cấu tạo ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết
Cấu tạo và ứng dụng của điện cực hàn bấm
Giới thiệu một số phương pháp sử dụng điện cực hàn điểm
Điện cực hàn điểm được chia thành nhiều phương pháp và thường áp dụng khi hàn hai chi tiết tấm đặt chồng lên nhau. Cụ thể:
Hàn điểm một phía: điện cực sử dụng sẽ được đặt cùng một phía với vật được hàn. Khi hàn, các điểm hàn được nung nóng lên nhờ dòng điện chạy bên dưới của bề mặt hàn. Khi tăng dòng điện qua các điểm hàn này người ta phải đặt thêm các tấm đệm bằng đồng.
Khi điểm hàn đã được làm cho nóng chảy cần sử dụng lực ép đủ lớn để tạo nên hai điểm hàn. Hàn một phía cho kết quả mỗi lần hàn chỉ sử dụng được hai tấm tuy nhiên cùng một lúc có thể tạo thành mối hàn từ hai hoặc nhiều điểm hàn khác nhau nếu sử dụng máy hàn nhiều điện cực.
Phương pháp ứng dụng điện cực hàn điểm 1 phía
Hàn điểm 2 phía: đối với phương pháp này thì tấm hàn sẽ được đặt vào giữa của 2 điện cực. Tiến hành ép và đóng điện để dòng điện chạy trong mạch chỉ tập trung vào một diện tích tiếp xúc nhỏ giữa 2 tấm nhằm nung nóng kim loại. Sau đó cắt điện và ép lực để tạo điểm hàn. Phương pháp này có thể dùng để hàn các tấm dày và hàn cùng lúc nhiều tấm được xếp chồng lên nhau.
Hàn điểm điện cực giả: phương pháp hàn sử dụng phần nhô của 2 vật hàn để thay thế điện cực hàn. Các phần nhô tiếp xúc sẽ tạo thành các điện cực giả thường dùng trong chế tạo đồng và các loại hợp kim của đồng vì đây là vật liệu có tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KOJAKO VIỆT NAM
- Địa chỉ: Số 7/4A3 Linh Đông, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Thành phố Thủ Đức, TPHCM.
- Điện thoại: 0931-278-843 & 0903-054-876
- E-mail: sales@kojako.com
- Website: https://kojako.com/ - https://diencuchan.com