Tìm hiểu về hợp kim của đồng và kẽm
Hợp kim của đồng và kẽm thường được biết đến là đồng thau. Đồng thau là loại hợp kim có tính dẻo chỉ sau đồng đỏ nhưng chi phí cho vật liệu và tinh luyện, gia công lại cực kỳ tiết kiệm chính vì thế mà loại nguyên liệu này thường được sử dụng để thay thế cho đồng thông thường. Hợp kim của đồng và kẽm này cũng có những màu sắc khác nhau tùy theo hàm lượng kẽm có trong hợp kim. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về hợp kim của đồng và kẽm chi tiết hơn.
Các tính chất hợp kim của đồng và kẽm
Hợp kim của đồng và kẽm là sự kết hợp giữa 2 nguyên tố nhằm khắc phục những nhược điểm và cho ra một nguyên liệu có tính chất tốt hơn. Đồng vốn là nguyên liệu rất quen thuộc với con người có độ nóng chảy vào khoảng 1080 độ C, độ cứng kém. Trong khi đó kẽm lại có điểm nóng chảy thấp chỉ 420 độ C vì vậy khi kết hợp đồng và kẽm với nhau người ta tạo ra một loại hợp kim mới cứng hơn đồng thường nhưng lại dễ dàng gia công.
Hợp kim của đồng và kẽm có tác dụng diệt khuẩn, đây là một ưu điểm vượt trội của loại nguyên liệu này. Chính vì thế nó thường được ứng dụng trong các vật liệu yêu cầu tính diệt khuẩn cao như tay nắm cửa, các tòa nhà công cộng, giao thông công cộng…
Hợp kim của đồng và kẽm có tính diệt khuẩn
Hợp kim của đồng và kẽm không giống các loại hợp kim có tính cứng bền như thép cần làm cứng bằng quá trình nung nóng mà phải qua quá trình làm lạnh. Đồng được làm nóng đến nhiệt độ 450 – 600 độ C có thể hoàn thiện tùy theo thành phần, ở nhiệt độ này các tinh thể trong kim loại sẽ được sắp xếp lại.
Ngoài ra thì trong lượng nhiệt 300 – 450 độ C người ta cũng có thể làm cứng hợp kim của đồng và kẽm. Nếu ở mức nhiệt 250 – 300 độ C thì hợp kim này cũng ít xảy ra tình trạng bị ăn mòn hay nứt vỡ. Đây cũng là một ưu điểm khác mà bạn có thể ứng dụng từ nguyên liệu này.
Ở nhiệt độ thích hợp, hợp kim của đồng và kẽm sẽ được làm cứng tốt nhất
Đâu là hợp kim chứa nhiều đồng nhất? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết
Giải đáp vấn đề hợp kim chứa nhiều đồng nhất
Tùy thuộc vào yêu cầu sản xuất việc lựa chọn các nguyên tố khác để phối hợp với hợp kim của đồng và kẽm sẽ làm tăng tính chất tương ứng. Chẳng hạn như khi thêm chì vào hợp kim này, các thuộc tính về độ cứng sẽ được cải thiện. Trong khi đó khi kết hợp nhôm sẽ làm giảm tính bị mài mòn và tăng độ cứng của hợp kim này.
Những ứng dụng của hợp kim đồng và kẽm thường tùy thuộc vào các nhà sản xuất. Ứng dụng phổ biến nhất của dạng hợp kim này là trong chế tạo lưỡi gà kèn Harmonica, ống tản nhiệt, ống dẫn… vì yêu cầu độ dẻo cao và dễ dàng gia công của nguyên liệu.
Ứng dụng của hợp kim của đồng và kẽm trong chế tạo ống tản nhiệt
Phân loại các hợp kim của đồng và kẽm
Màu sắc hợp kim của đồng và kẽm không giống nhau khi thay đổi hàm lượng kẽm có trong nguyên liệu. Cụ thể:
- Đồng thau có màu đỏ khi hàm lượng kẽm chỉ đạt khoảng 18 – 20%
- Đồng thau có màu vàng nâu khi hàm lượng kẽm chỉ đạt khoảng 20 – 30%
- Đồng thau có màu vàng nhạt khi hàm lượng kẽm chỉ đạt khoảng 30 – 42%
- Đồng thau có màu vàng trắng khi hàm lượng kẽm đạt 50 – 60%
Trong công nghiệp, hàm lượng kẽm có trong hợp kim của đồng và kẽm thường chỉ trong khoảng dưới 45%. Với hàm lượng như vậy giúp đảm bảo tính cứng mà vẫn dễ dàng gia công thành các hình dạng theo ý muốn một cách dễ dàng hơn nhằm hạ giá gia công và chi phí nguyên liệu.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH KOJAKO VIỆT NAM
- Địa chỉ: Số 7/4A3 Linh Đông, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Thành phố Thủ Đức, TPHCM.
- Điện thoại: 0931-278-843 & 0903-054-876
- E-mail: sales@kojako.com
- Website: https://kojako.com/ - https://diencuchan.com